Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
360510
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN ĐÔNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN ĐÔNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Theo các văn bản có thể sơ lược lịch sử khu đền Đông như sau: Đã từ lâu dân ven biển thường bị nạn hồng thủy hoành hành, triều nhà Lý đã tổ chức đắp đê ven biển chắn sóng để ngăn nạn hồng thủy. Nhưng khi đắp đê đến đoạn thuộc đất Thạch Tuyền thì cứ ngày đắp đêm lại bị san bằng như không nên không thể đắp được. Đến đầu thời Trần thấy sự khốn khổ của dân chúng vùng này với nạn sóng thần và nước biển dâng cao, đã tổ chức đắp đê nhưng hiện tựơng vẫn sẩy ra như thời nhà Lý.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN ĐÔNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Theo các văn bản có thể sơ lược lịch sử khu đền Đông như sau: Đã từ lâu dân ven biển thường bị nạn hồng thủy hoành hành, triều nhà Lý đã tổ chức đắp đê ven biển chắn sóng để ngăn nạn hồng thủy. Nhưng khi đắp đê đến đoạn thuộc đất Thạch Tuyền thì cứ ngày đắp đêm lại bị san bằng như không nên không thể đắp được. Đến đầu thời Trần thấy sự khốn khổ của dân chúng vùng này với nạn sóng thần và nước biển dâng cao, đã tổ chức đắp đê nhưng hiện tựơng vẫn sẩy ra như thời nhà Lý.

Đăng lúc 5 tháng trước · 0 lượt xem

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN TRUNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Đền Trung thờ Chúa bà Mai Thị Ngọc Tiến: ​Chuyện xưa kể rằng: Bà Mai Thị Ngọc Tiến là người con gái làng Thạch Tuyền. Bà đang cắt cỏ trên bờ đê, thấy thuyền rồng của Vua đi trên sông. Bà cất cao tiếng hát: Tay cầm bán nguyệt xênh sang Bao nhiêu ngọn cỏ đều hàng tay ta. ​Vua nghe tiếng hát lấy làm lạ, liền sai cận thần lên mời người hát xuống thuyền, qua ứng đáp của Bà khi Vua hỏi. Vua nhận ra đây là người học rộng tài cao có thể giúp Vua trong việc trị nước. Vua đưa Bà về ra mắt Thái Hậu và tự nhận Bà là Chị. Thái Hậu rất mừng nhận bà là con, phong cho Bà là “Chiêu Dung Công Chúa”.

Đăng lúc 5 tháng trước · 0 lượt xem

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN ĐOÀI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Đền Đoài được xây dựng từ thời Lý. Thờ Vị công chúa nhà trời có dị hiệu “Càn thiên công chúa” căn cứ vào các văn bản chữ Hán của các quan đại thần thời nhà Lê còn lưu lại trong thần phả, căn cứ văn bản của các cụ ngày xưa còn lưu lại , ta có thể dễ dàng nhận ra lịch sử của đền. Năm Hồng Phúc (1572 – 1573) đời vua Lê Anh Tông do Hàn lâm viên Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính Phụng soạn, năm Vĩnh Tộ nhị niên 1620 đời vua Lê Thần Tông do quan Giám bách thuần trị điện hùng lĩnh thiếu khang Nguyễn Hiền tuân theo bản chính phụng sao: Vào thời Lý ở đất Thanh Hoa trấn, Hà Trung phủ, Nga Sơn huyện, Thạch Tuyền Vạn, Bảo Đạc Châu.

Đăng lúc 5 tháng trước · 0 lượt xem

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN THỜ THÁM HOA MAI ANH TUẤN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH

​Mai Anh Tuấn là người đỗ đầu kỳ thi đình đầu tiên của triều Nguyễn, được phong Thám Hoa vua Thiệu Trị rất mừng vì đã chọn được người học giỏi nhất nước. Vua ban cho tên Mai Anh Tuấn thay cho tên Mai Thế Tuấn thường gọi.

Đăng lúc 5 tháng trước · 0 lượt xem

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHÙA THẠCH TUYỀN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Chùa Thạch Tuyền: Ngôi Chùa do Cụ Phạm Thuần Chính người Tô Châu Trung Quốc xây dựng vào đời Vua Lý Thái Tổ hiệu Thuận Thiên đệ tứ niên (năm Qúy Sửu 1013) Cụ Phạm Thuần Chính là quan lại nhà Tống lấy bà Mai Hương người Thạch Tuyền Vạn. Trước khi Cụ phải thi hành lệnh “ Triệu hồi Bắc Quốc” đã dựng ngôi chùa cho vợ và con trai là Phạm Thuần Sứ tụng kinh niệm phật.

Đăng lúc 5 tháng trước · 0 lượt xem
Đăng lúc 1 năm trước · 0 lượt xem

Công khai KQ giải quyết TTHC