Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
360510

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN TRUNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Ngày 04/11/2023 14:23:00

Đền Trung thờ Chúa bà Mai Thị Ngọc Tiến: ​Chuyện xưa kể rằng: Bà Mai Thị Ngọc Tiến là người con gái làng Thạch Tuyền. Bà đang cắt cỏ trên bờ đê, thấy thuyền rồng của Vua đi trên sông. Bà cất cao tiếng hát: Tay cầm bán nguyệt xênh sang Bao nhiêu ngọn cỏ đều hàng tay ta. ​Vua nghe tiếng hát lấy làm lạ, liền sai cận thần lên mời người hát xuống thuyền, qua ứng đáp của Bà khi Vua hỏi. Vua nhận ra đây là người học rộng tài cao có thể giúp Vua trong việc trị nước. Vua đưa Bà về ra mắt Thái Hậu và tự nhận Bà là Chị. Thái Hậu rất mừng nhận bà là con, phong cho Bà là “Chiêu Dung Công Chúa”.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN TRUNG
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

phu chua.JPG
​Đền Trung thờ Chúa bà Mai Thị Ngọc Tiến:
​Chuyện xưa kể rằng: Bà Mai Thị Ngọc Tiến là người con gái làng Thạch Tuyền. Bà đang cắt cỏ trên bờ đê, thấy thuyền rồng của Vua đi trên sông. Bà cất cao tiếng hát:
Tay cầm bán nguyệt xênh sang
Bao nhiêu ngọn cỏ đều hàng tay ta.
​Vua nghe tiếng hát lấy làm lạ, liền sai cận thần lên mời người hát xuống thuyền, qua ứng đáp của Bà khi Vua hỏi. Vua nhận ra đây là người học rộng tài cao có thể giúp Vua trong việc trị nước. Vua đưa Bà về ra mắt Thái Hậu và tự nhận Bà là Chị. Thái Hậu rất mừng nhận bà là con, phong cho Bà là “Chiêu Dung Công Chúa”. Bà được ở lại trong cung để dạy bảo các Hoàng Tử, Công Chúa. Đó là vào đời Vua Lê Hy Tông hiệu Vĩnh Trị đệ nhất niên (năm Bính Thân 1676).
​Khi Bà mất vào đời Vua Lê Dụ Tông đệ tam niên (năm Đinh Dậu 1717) Vua Lê Dụ Tông rất nhớ công ơn của Bà đã dạy bảo chăm sóc mình từ nhỏ, Vua coi Bà như mẹ mình và phong sắc cho Bà là bậc Hoàng Thái Hậu, coi Bà như Quốc mẫu, cho tạc tượng và lập đền thờ tại quê nhà. Vua còn phúng đôi câu đối:
Công tại Vương gia ân tại kỷ
Sinh vi Quốc mẫu tử vi thần
Dịch là: Bà có công với nhà Vua, công đức ấy do Bà mà có.
Sống là mẹ của nước, chết là thần của nước.
​Triều Lê phong cho Bà là “Trung đẳng thần”
​Triều Nguyễn phong Bà là “Thượng đẳng thần”
​Đền Trung còn gọi là “Phủ Chúa” được xây dựng từ thời vua Lê Hiển Tông (hiệu Cảnh Hưng) đệ thập niên 1750. Theo kiến trúc hình chử đinh, phần trong hậu cung cách sân nhỏ là tiền đường 4 gian, trước đền có voi phục, ngựa chầu, ngoài cùng có nhà lớn để cầu bóng và sắm lễ.
den trung 1.JPG

den trung.JPG

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN TRUNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

Đăng lúc: 04/11/2023 14:23:00 (GMT+7)

Đền Trung thờ Chúa bà Mai Thị Ngọc Tiến: ​Chuyện xưa kể rằng: Bà Mai Thị Ngọc Tiến là người con gái làng Thạch Tuyền. Bà đang cắt cỏ trên bờ đê, thấy thuyền rồng của Vua đi trên sông. Bà cất cao tiếng hát: Tay cầm bán nguyệt xênh sang Bao nhiêu ngọn cỏ đều hàng tay ta. ​Vua nghe tiếng hát lấy làm lạ, liền sai cận thần lên mời người hát xuống thuyền, qua ứng đáp của Bà khi Vua hỏi. Vua nhận ra đây là người học rộng tài cao có thể giúp Vua trong việc trị nước. Vua đưa Bà về ra mắt Thái Hậu và tự nhận Bà là Chị. Thái Hậu rất mừng nhận bà là con, phong cho Bà là “Chiêu Dung Công Chúa”.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐỀN TRUNG
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA QUỐC GIA

phu chua.JPG
​Đền Trung thờ Chúa bà Mai Thị Ngọc Tiến:
​Chuyện xưa kể rằng: Bà Mai Thị Ngọc Tiến là người con gái làng Thạch Tuyền. Bà đang cắt cỏ trên bờ đê, thấy thuyền rồng của Vua đi trên sông. Bà cất cao tiếng hát:
Tay cầm bán nguyệt xênh sang
Bao nhiêu ngọn cỏ đều hàng tay ta.
​Vua nghe tiếng hát lấy làm lạ, liền sai cận thần lên mời người hát xuống thuyền, qua ứng đáp của Bà khi Vua hỏi. Vua nhận ra đây là người học rộng tài cao có thể giúp Vua trong việc trị nước. Vua đưa Bà về ra mắt Thái Hậu và tự nhận Bà là Chị. Thái Hậu rất mừng nhận bà là con, phong cho Bà là “Chiêu Dung Công Chúa”. Bà được ở lại trong cung để dạy bảo các Hoàng Tử, Công Chúa. Đó là vào đời Vua Lê Hy Tông hiệu Vĩnh Trị đệ nhất niên (năm Bính Thân 1676).
​Khi Bà mất vào đời Vua Lê Dụ Tông đệ tam niên (năm Đinh Dậu 1717) Vua Lê Dụ Tông rất nhớ công ơn của Bà đã dạy bảo chăm sóc mình từ nhỏ, Vua coi Bà như mẹ mình và phong sắc cho Bà là bậc Hoàng Thái Hậu, coi Bà như Quốc mẫu, cho tạc tượng và lập đền thờ tại quê nhà. Vua còn phúng đôi câu đối:
Công tại Vương gia ân tại kỷ
Sinh vi Quốc mẫu tử vi thần
Dịch là: Bà có công với nhà Vua, công đức ấy do Bà mà có.
Sống là mẹ của nước, chết là thần của nước.
​Triều Lê phong cho Bà là “Trung đẳng thần”
​Triều Nguyễn phong Bà là “Thượng đẳng thần”
​Đền Trung còn gọi là “Phủ Chúa” được xây dựng từ thời vua Lê Hiển Tông (hiệu Cảnh Hưng) đệ thập niên 1750. Theo kiến trúc hình chử đinh, phần trong hậu cung cách sân nhỏ là tiền đường 4 gian, trước đền có voi phục, ngựa chầu, ngoài cùng có nhà lớn để cầu bóng và sắm lễ.
den trung 1.JPG

den trung.JPG

Công khai KQ giải quyết TTHC