Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
360510

Mô hình làm giàu từ cât ớt xuất khẩu của anh Bật

Ngày 21/05/2020 09:10:16

Cán bộ thôn biết làm giàu từ cây ớt xuất khẩu
Anh Mã Văn Bật sinh năm 1963 là cán bộ thôn ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1985, hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, xây dựng gia đình, hoàn cảnh ban đầu gặp nhiều khó khăn. Năm 1998, với trách nhiệm của người đảng viên, anh được phân công nhiệm vụ làm thôn trưởng thôn 1 Phương Phú - xã Nga Thạch, quá trình công tác anh luôn nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2005, thực hiện chủ trương của địa phương về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nhân dân thôn 1 Phương Phú đã đi đầu trong việc trồng cây ớt xuất khẩu. Trong đó, hộ gia đình anh Mã Văn Bật là một trong những hộ tiêu biểu. Đến nay, anh Mã Văn Bật vừa làm Bí thư chi bộ thôn 1 Phương Phú vừa là giám đốc HTX thu mua, chế biến nông sản xuất khẩu; hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Xã Nga Thạch - huyện Nga Sơn là xã thuộc vùng ven biển, ruộng đất được tạo thành 2 vùng rõ rệt, vùng đất trên đồng trồng cây màu và vùng đất dưới đồng trũng chuyên trồng cây lúa và nuôi trồng thủy sản. Qua khảo sát cho thấy, địa phương có thế mạnh về trồng cây ớt xuất khẩu; năm 2005, Đảng ủy, UBND xã Nga Thạch có chủ trương đấu mối với các doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương để phát triển cây ớt xuất khẩu trên địa bàn xã. Ban đầu đưa cây ớt vào sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, nhất là do chưa nắm vững kỹ thuật thâm canh nên cây ớt phát triển kém, sâu bệnh gây hại, năng suất đạt thấp, nhiều vụ bị thua lỗ, bà con nông dân chán nãn. Với tinh thần năng động sáng tạo, giám nghĩ giám làm, anh Mã Văn Bật là thôn trưởng thôn 1 Phương Phú đã không nãn lòng, kiên trì học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng ớt; liên hệ giống, phân trả chậm cho bà con và tích cực vận động các hộ trong thôn duy trì và mở rộng diện tích trồng ớt xuất khẩu. Trong đó, hộ gia đình anh Mã Văn Bật luôn đi đầu làm trước để các hộ trong thôn làm theo.
Thời kỳ từ năm 2006 đến 2015, diện tích ớt trên địa xã Nga Thạch được phát triển mạnh, cả xã mỗi năm trồng được khoảng 15 ha cây ớt; trong đó, thôn 1 Phương Phú trồng được khoảng 5 ha và riêng hộ gia đình anh Bật có 2 lao động chính đã trồng được khoảng 0,5 ha. Trồng cây ớt tuy vất vã nhưng cho thu nhập cao, bình quân từ 300 đến 400 triệu đồng/ha. Để tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, anh Bật đã chủ động đấu mối, liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương về tại xã thu mua sản phẩm ớt tươi cho bà con; năm 2014, được sự quan tâm của địa phương tạo điều kiện thuê 1500 m2 đất làm mặt bằng, gia đình anh Bật đã thành lập HTX với 7 thành viên và đầu tư xây dựng xưởng thu mua, sơ chế ớt xuất khẩu trị giá 12 tỷ đồng; trong thời gian này, anh Bật còn dành thời gian đi liên hệ với nhiều nơi để mở rộng diên tích trồng ớt xuất khẩu như các xã trong huyện Nga Sơn, ở huyện Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Nông Cống. Khi có diện tích trồng ớt được mở rộng, anh Bật đẩy mạnh kinh doanh thu mua, sơ chế ớt xuất khẩu, nhờ đó mà hoạt động của HTX cũng như kinh tế gia đình được phát triển.
Sau năm 2014 đến nay, do thị trường ớt ở Trung Quốc gập khó khăn, giá ớt giảm và không ổn định, nhiều hộ trong xã chuyển lao động đi làm nghề khác, diện tích trồng ớt trên địa bàn xã giảm dần. Tuy diện tích trồng ớt trên địa bàn xã giảm nhiều nhưng cơ sở thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Bật vẫn hoạt động bình thường, có đủ sản phẩm ớt từ nơi khác nhập về đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX được duy trì và phát triển.
Hiện nay, HTX thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Bật đang được hoạt động có hiệu quả; lúc thời vụ mỗi ngày thu mua ớt Kim từ 20 đến 40 tấn, ớt Xanh chiên từ 4 đến 5 tấn, lá ớt từ 3 đến 4 tấn; tổng sản lượng thu mua cả vụ, ớt Kim khoảng 7000 tấn, ớt Xanh chiên 5000 tấn, lá ớt 250 tấn, lợi nhuận mỗi vụ thu được khoảng 500 triệu đồng; HTX đã dành vốn đầu tư đổi mới thiết bị và phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài hiệu quả về kinh tế, HTX thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Bật còn đem lại hiệu quả về mặt xã hội, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở địa phương; lúc thời vụ mỗi ngày có từ 80 đến 120 lao đồng đến làm công ở xưởng với mức lương từ 3,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng; ngoài ra còn có 12 lao động chuyên làm việc ở xưởng với mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Mặc dù công việc kinh doanh của HTX rất bận rộn, anh Mã Văn Bật vẫn dành thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Bí thư chi bộ; bản thân và gia đình luôn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, nhất là quan tâm ủng hộ quỹ vì người nghèo và giúp đỡ các gia đình gặp rủi ro trong cuộc sống. Với trách nhiệm và việc làm của mình, anh Bật luôn được nhân dân trong thôn quý mến, kính trọng. Trong thời gian tới, mặc dù thị trường xuất khẩu ớt gặp khó khăn, anh Mã Văn Bật vẫn có dự định tiếp tục liên kết với bà con nông dân ở trong và ngoài xã để mở rộng diện tích trồng ớt và phát triển thêm một số cây trồng khác như cây dưa, cà chua, ngô ngọt xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của thị trường và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Mô hình liên kết sản xuất, thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch là một mô hình tiêu biểu trong phong trào "Đổi mới sáng tạo" và đã đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội thiết thực ở địa phương. Có được kết quả đó, trước hết là có sự năng động sáng tạo, vượt khó vươn lên của anh Mã Văn Bật cùng với sự liên kết sản xuất của người nông dân và sự giúp đỡ tạo điều của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Mô hình đang có triển vọng phát triển, các cấp ủy Đảng, Chính quyền cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho mô hình không ngừng được phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới và làm giầu cho bà con nông dân trên quê hương mình.
Nga Thạch ngày 20/3/2020
Người viết
Trịnh Xuân Dũng
Địa chỉ liên hệ: Trịnh Xuân Dũng, Bí thư đảng ủy xã Nga Thạch, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
SĐT: 0904312407

Mô hình làm giàu từ cât ớt xuất khẩu của anh Bật

Đăng lúc: 21/05/2020 09:10:16 (GMT+7)

Cán bộ thôn biết làm giàu từ cây ớt xuất khẩu
Anh Mã Văn Bật sinh năm 1963 là cán bộ thôn ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1985, hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, xây dựng gia đình, hoàn cảnh ban đầu gặp nhiều khó khăn. Năm 1998, với trách nhiệm của người đảng viên, anh được phân công nhiệm vụ làm thôn trưởng thôn 1 Phương Phú - xã Nga Thạch, quá trình công tác anh luôn nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2005, thực hiện chủ trương của địa phương về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nhân dân thôn 1 Phương Phú đã đi đầu trong việc trồng cây ớt xuất khẩu. Trong đó, hộ gia đình anh Mã Văn Bật là một trong những hộ tiêu biểu. Đến nay, anh Mã Văn Bật vừa làm Bí thư chi bộ thôn 1 Phương Phú vừa là giám đốc HTX thu mua, chế biến nông sản xuất khẩu; hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.
Xã Nga Thạch - huyện Nga Sơn là xã thuộc vùng ven biển, ruộng đất được tạo thành 2 vùng rõ rệt, vùng đất trên đồng trồng cây màu và vùng đất dưới đồng trũng chuyên trồng cây lúa và nuôi trồng thủy sản. Qua khảo sát cho thấy, địa phương có thế mạnh về trồng cây ớt xuất khẩu; năm 2005, Đảng ủy, UBND xã Nga Thạch có chủ trương đấu mối với các doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương để phát triển cây ớt xuất khẩu trên địa bàn xã. Ban đầu đưa cây ớt vào sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, nhất là do chưa nắm vững kỹ thuật thâm canh nên cây ớt phát triển kém, sâu bệnh gây hại, năng suất đạt thấp, nhiều vụ bị thua lỗ, bà con nông dân chán nãn. Với tinh thần năng động sáng tạo, giám nghĩ giám làm, anh Mã Văn Bật là thôn trưởng thôn 1 Phương Phú đã không nãn lòng, kiên trì học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng ớt; liên hệ giống, phân trả chậm cho bà con và tích cực vận động các hộ trong thôn duy trì và mở rộng diện tích trồng ớt xuất khẩu. Trong đó, hộ gia đình anh Mã Văn Bật luôn đi đầu làm trước để các hộ trong thôn làm theo.
Thời kỳ từ năm 2006 đến 2015, diện tích ớt trên địa xã Nga Thạch được phát triển mạnh, cả xã mỗi năm trồng được khoảng 15 ha cây ớt; trong đó, thôn 1 Phương Phú trồng được khoảng 5 ha và riêng hộ gia đình anh Bật có 2 lao động chính đã trồng được khoảng 0,5 ha. Trồng cây ớt tuy vất vã nhưng cho thu nhập cao, bình quân từ 300 đến 400 triệu đồng/ha. Để tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, anh Bật đã chủ động đấu mối, liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương về tại xã thu mua sản phẩm ớt tươi cho bà con; năm 2014, được sự quan tâm của địa phương tạo điều kiện thuê 1500 m2 đất làm mặt bằng, gia đình anh Bật đã thành lập HTX với 7 thành viên và đầu tư xây dựng xưởng thu mua, sơ chế ớt xuất khẩu trị giá 12 tỷ đồng; trong thời gian này, anh Bật còn dành thời gian đi liên hệ với nhiều nơi để mở rộng diên tích trồng ớt xuất khẩu như các xã trong huyện Nga Sơn, ở huyện Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Nông Cống. Khi có diện tích trồng ớt được mở rộng, anh Bật đẩy mạnh kinh doanh thu mua, sơ chế ớt xuất khẩu, nhờ đó mà hoạt động của HTX cũng như kinh tế gia đình được phát triển.
Sau năm 2014 đến nay, do thị trường ớt ở Trung Quốc gập khó khăn, giá ớt giảm và không ổn định, nhiều hộ trong xã chuyển lao động đi làm nghề khác, diện tích trồng ớt trên địa bàn xã giảm dần. Tuy diện tích trồng ớt trên địa bàn xã giảm nhiều nhưng cơ sở thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Bật vẫn hoạt động bình thường, có đủ sản phẩm ớt từ nơi khác nhập về đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX được duy trì và phát triển.
Hiện nay, HTX thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Bật đang được hoạt động có hiệu quả; lúc thời vụ mỗi ngày thu mua ớt Kim từ 20 đến 40 tấn, ớt Xanh chiên từ 4 đến 5 tấn, lá ớt từ 3 đến 4 tấn; tổng sản lượng thu mua cả vụ, ớt Kim khoảng 7000 tấn, ớt Xanh chiên 5000 tấn, lá ớt 250 tấn, lợi nhuận mỗi vụ thu được khoảng 500 triệu đồng; HTX đã dành vốn đầu tư đổi mới thiết bị và phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài hiệu quả về kinh tế, HTX thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Bật còn đem lại hiệu quả về mặt xã hội, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở địa phương; lúc thời vụ mỗi ngày có từ 80 đến 120 lao đồng đến làm công ở xưởng với mức lương từ 3,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng; ngoài ra còn có 12 lao động chuyên làm việc ở xưởng với mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Mặc dù công việc kinh doanh của HTX rất bận rộn, anh Mã Văn Bật vẫn dành thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Bí thư chi bộ; bản thân và gia đình luôn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, nhất là quan tâm ủng hộ quỹ vì người nghèo và giúp đỡ các gia đình gặp rủi ro trong cuộc sống. Với trách nhiệm và việc làm của mình, anh Bật luôn được nhân dân trong thôn quý mến, kính trọng. Trong thời gian tới, mặc dù thị trường xuất khẩu ớt gặp khó khăn, anh Mã Văn Bật vẫn có dự định tiếp tục liên kết với bà con nông dân ở trong và ngoài xã để mở rộng diện tích trồng ớt và phát triển thêm một số cây trồng khác như cây dưa, cà chua, ngô ngọt xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của thị trường và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Mô hình liên kết sản xuất, thu mua, chế biến ớt xuất khẩu của anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch là một mô hình tiêu biểu trong phong trào "Đổi mới sáng tạo" và đã đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội thiết thực ở địa phương. Có được kết quả đó, trước hết là có sự năng động sáng tạo, vượt khó vươn lên của anh Mã Văn Bật cùng với sự liên kết sản xuất của người nông dân và sự giúp đỡ tạo điều của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Mô hình đang có triển vọng phát triển, các cấp ủy Đảng, Chính quyền cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho mô hình không ngừng được phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới và làm giầu cho bà con nông dân trên quê hương mình.
Nga Thạch ngày 20/3/2020
Người viết
Trịnh Xuân Dũng
Địa chỉ liên hệ: Trịnh Xuân Dũng, Bí thư đảng ủy xã Nga Thạch, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
SĐT: 0904312407

Công khai KQ giải quyết TTHC